Trà xanh nổi ‘rần rần’ nhưng bạn có biết còn bao nhiêu loại trà nữa không?
Trà được chế biến từ cây Camellia Sinensis, nhưng loại cây này lại có đến 9 giống khác nhau. Hằng năm lại có thêm nhiều giống mới do quá trình lai tạo của khoa học nông nghiệp. Từ một cây trà, người ta có thể làm ra nhiều loại trà khác nhau dựa trên quá trình lên men (mức độ oxy hóa lá trà). Mức độ lên men từ 0% đến 100% tạo nên sự đa dạng về hương vị. Đó là chưa kể đến các kỹ thuật chế biến khác, các công thức đặc biệt.
Có hàng ngàn loại trà trên thế giới như vậy, thì phân loại chúng bằng cách nào?
Quy trình chế biến trà cơ bản trải qua 5 giai đoạn, một số loại trà có thể không có đủ 5 giai đoạn hoặc lặp lại 1 giai đoạn nào đó nhiều lần. Đó là các giai đoạn.
Hái chè: thu hái búp chè hoặc lá chè và đưa về khu vực chế biến
Tách nước: bằng cách làm héo lá chè (héo nắng, héo mát) giúp lá chè mềm ra
Làm dập: bằng cách vò, nghiền hoặc quay lá trà
Oxy hóa: thúc đẩy các enzim trong trà tương tác với oxy trong không khí, quá trình này làm thay đổi thành phần hóa học của trà.
Sấy trà: đình chỉ các phản ứng và làm khô trà.
Trong 5 giai đoạn này, chúng ta cần lưu ý giai đoạn số 4 – Oxy hóa trà. Vì đây là giai đoạn quan trọng tạo nên sự đa dạng về hương vị cho trà thành phẩm. Do trong giai đoạn này thành phần hóa học của lá trà đã thay đổi.
Dựa trên mức độ Oxy hóa trà, hiện nay trà thường được phân thành 3 nhóm chính
* Không oxy hóa
* Oxy hóa một phần
* Oxy hóa hoàn toàn
Tuy nhiên, để bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại trà, trong bài viết này tôi áp dụng chia thành 5 loại
- Trà xanh ( lục trà)
- Trà đen (hồng trà)
- Trà ô long
- Trà phổ nhĩ
- Trà trắng
Mời các bạn theo dõi thêm các phần trong bài viết tiếp theo để hiểu rõ hơn về các loại trà nhé
Phần 2 : Trà xanh
Phần 3 : Trà ô long và trà đen
Phần 3 : Trà phổ nhĩ và trà trắng